KINH TẠP A HÀM - QUYỂN 8

雜阿含經
Hán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La
Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Thầy Tuệ Sỹ.

NHỊ PHÁP
KINH SỐ 858

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có hai nhân duyên sanh ra thức. Những gì là hai? Đó là: mắt và sắc; tai và mũi; lưỡi và vị; thân và xúc; ý và pháp. Nói chi tiết như trên, cho đến… chẳng phải là cảnh giới của thọ.

“Vì sao? Vì mắt và sắc làm nhân duyên sanh ra nhãn thức, chúng là pháp hữu vi, vô-thường, tâm duyên mà sanh; ba pháp này hòa hợp sanh ra xúc, xúc rồi sanh cảm thọ, cảm thọ rồi sanh tư, tư rồi sanh tưởng. Tất cả những pháp này là pháp hữu vi, vô-thường, tâm duyên mà sanh, tức là: xúc, tưởng, tư. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(KINH NHỊ PHÁP - HẾT)



  ‹    
  ›    
A+   A-
Kinh Tạp A Hàm - 1154 bài kinh