KINH TẠP A HÀM - QUYỂN 7

雜阿含經
Hán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La
Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Thầy Tuệ Sỹ.

CẦU ĐẠI SƯ
KINH SỐ 824

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Vì muốn đoạn trừ pháp vô-thường, nên phải cầu Đại sư. Sao gọi là pháp vô-thường? Sắc là pháp vô-thường, vì muốn đoạn trừ pháp này nên phải cầu Đại sư; đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.


Cũng vậy, tám kinh sau đây:
  1. Quá khứ,
  2. Vị lai,
  3. Hiện tại
  4. Hiện tại-vị lai;
  5. Hiện tại-quá khứ;
  6. Vị lai-quá khứ;
  7. Vị lai-hiện tại;
Nên cầu Đại sư như thế.
Các kinh sau đây, mỗi kinh thêm các chi tiết như tám kinh trên:
  1. Chủng chủng giáo tùy thuận,
  2. An,
  3. Quảng an,
  4. Châu phổ an,
  5. Đạo (dẫn đường),
  6. Quảng đạo (dẫn đường rộng rãi),
  7. Cứu cánh đạo (dẫn đường rốt ráo),
  8. Thuyết,
  9. Quảng thuyết,
  10. Tùy thuận thuyết,
  11. Đệ nhị bạn,
  12. Chân tri thức,
  13. Đồng ý,
  14. Mẫn,
  15. Bi,
  16. Sùng nghĩa,
  17. Sùng an uỷ,
  18. Lạc,
  19. Sùng xúc,
  20. Sùng an ổn,
  21. Dục,
  22. Tinh tấn,
  23. Phương tiện,
  24. Quảng phương tiện,
  25. Kham năng phương tiện,
  26. Kiên cố,
  27. Cường,
  28. Kiện,
  29. Dũng mãnh,
  30. Thân tâm dũng mãnh,
  31. Nan phục nhiếp thọ,
  32. Thường học,
  33. Bất phóng dật,
  34. Tu,
  35. Tư duy,
  36. Niệm,
  37. Giác,
  38. Tri,
  39. Minh,
  40. Tuệ,
  41. Biện,
  42. Tư lương,
  43. Phạm hạnh
  44. Như ý,
  45. Chánh cần,
  46. Căn,
  47. Lực,
  48. Giác,
  49. Đạo,
  50. Chỉ,
  51. Quán,
  52. Niệm thân,
  53. Chánh ức niệm.
Như kinh “Đoạn nghĩa” các kinh sau đây cũng có nội dung như vậy:
  1. Tri nghĩa,
  2. Tận nghĩa,
  3. Thổ nghĩa,
  4. Chỉ nghĩa,
  5. Xả nghĩa.

(KINH CẦU ĐẠI SƯ - HẾT)



  ‹    
  ›    
A+   A-
Kinh Tạp A Hàm - 1154 bài kinh