KINH TẠP A HÀM - QUYỂN 6
雜阿含經Hán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La
Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Thầy Tuệ Sỹ.
CẦU ĐẠI SƯ
KINH SỐ 791
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Muốn đoạn trừ năm thọ ấm, thì phải cầu Đại sư. Những gì là năm? Sắc thọ ấm; thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm. Muốn đoạn trừ năm thọ ấm này, thì phải cầu Đại sư.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng như kinh “Đương đoạn”, các kinh tiếp theo cũng vậy, có tên như sau:
- Đương thổ (hãy nhả ra);
- Đương tức (hãy đình chỉ);
- Đương xả (hãy xả bỏ).
Cũng như kinh “Cầu Đại sư”, các kinh sau đây có nội dung tương đồng (có năm mươi chín kinh):
- Cầu Thắng sư (bậc thầy cao cả),
- Thuận thứ sư (bậc thầy thuận theo thứ lớp),
- Giáo giới giả (người răn dạy),
- Thắng giáo giới giả (người răn dạy hơn nhất),
- Thuận thứ giáo giới giả (người răn dạy thuận theo thứ lớp),
- Thông giả (người thông suốt),
- Quảng thông giả (người thông suốt rộng rãi),
- Viên thông giả (người thông suốt tròn đầy),
- Đạo giả (người dẫn đường),
- Quảng đạo giả (người dẫn đường rộng rãi),
- Cứu cánh đạo giả (người dẫn đường rốt ráo),
- Thuyết giả (người thuyết giảng),
- Quảng thuyết giả (người thuyết giảng rộng rãi),
- Thuận thứ thuyết giả (người thuyết giảng theo thứ lớp),
- Chánh giả (người chân chánh),
- Bạn giả (người đồng hành),
- Chân tri thức giả (bằng hữu chân thật),
- Thân giả (người thân cận),
- Mẫn giả (người thương xót),
- Bi giả (người từ bi),
- Sùng nghĩa giả (người sùng nghĩa),
- An ủy giả (người an ủi),
- Sùng lạc giả (người sùng lạc),
- Sùng xúc giả (người sùng xúc),
- Sùng an ủy giả (người sùng sự an ủi),
- Dục giả (người muốn),
- Tinh tấn giả (người tinh tấn),
- Phương tiện giả (người phương tiện),
- Cần giả (người chuyên cần),
- Dũng mãnh giả (người dõng mãnh),
- Cố giả (người kiên cố),
- Cường giả (người mạnh mẽ),
- Kham năng giả (người có khả năng),
- Chuyên giả (người tinh chuyên),
- Tâm bất thoái giả (người tâm không thoái lui),
- Kiên chấp trì (người giữ gìn chắc chắn),
- Thường tập giả (người thường tu tập),
- Bất phóng dật giả (người không buông lung),
- Hòa hiệp giả (người hòa hợp),
- Tư lương giả (người suy xét),
- Ức niệm giả (người nhớ nghĩ),
- Giác giả (người tỉnh giác),
- Tri giả (người biết),
- Minh giả (người sáng suốt),
- Tuệ giả (người trí tuệ),
- Thọ giả (người lãnh thọ),
- Tư duy giả (người tư duy),
- Phạm hạnh giả (người phạm-hạnh),
- Niệm xứ giả (người có niệm xứ),
- Chánh cần giả (người có chánh cần),
- Như ý túc (người được như ý túc),
- Căn giả (người được căn),
- Lực giả (người được lực),
- Giác phần giả (người được giác phần),
- Đạo phần giả (người được đạo phần),
- Chỉ giả (người được chỉ),
- Quán giả (người được quán),
- Niệm thân giả (người được niệm thân),
- Chánh ức niệm (người được chánh ức niệm).