KINH TẠP A HÀM - QUYỂN 15
雜阿含經Hán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La
Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Thầy Tuệ Sỹ.
NHƯ THẬT TRI
KINH SỐ 1006
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú trong vườn Lộc-dã, Tiên nhân trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào mà không biết như thật Thánh-đế về khổ này, không biết như thật Thánh-đế về sự tập khởi của khổ này, không biết như thật Thánh-đế về sự diệt tận của khổ này, không biết như thật Thánh-đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này không thoát được khổ.
Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào biết như thật Thánh-đế về khổ này, biết như thật Thánh-đế về sự tập khởi của khổ này, biết như thật Thánh-đế về sự diệt tận của khổ này, biết như thật Thánh-đế về con đường đưa đến sự diệt tận của khổ này, nên biết Sa-môn, Bà-la-môn này thoát được khổ.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Cũng như đối với Khổ không giải thoát và giải thoát, chi tiết như trên; cũng vậy:
- Đối với (xả) đường ác không giải thoát và giải thoát.
- Có thể xả giới thoái giảm và không xả giới thoái giảm.
- Có thể tự tuyên bố đã chứng đắc pháp thượng nhân và không thể tự tuyên bố đã chứng đắc pháp thượng nhân.
- Có thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu phước điền tốt và không thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu phước điền tốt.
- Có thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu bậc Đại sư và không thể ngoài (chánh pháp) này mà tìm cầu Đại sư.
- Không thể vượt qua khỏi khổ và có thể vượt qua khỏi khổ.
- Không thể thoát khổ và có thể thoát khổ.
- Như những kinh trên đều lập lại tiếp theo bằng kệ:
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
“Nếu không biết cái khổ
Và nhân các khổ này;
Và tất cả pháp khổ
Tịch diệt trọn không còn;
Nếu không biết dấu đạo,
Tư duy tất cả khổ;
Không có tâm giải thoát,
Tuệ giải thoát cũng không,
Không thể vợt các khổ,
Để cứu cánh thoát khổ.
Nếu biết khổ nh thật;
Cùng biết nhân các khổ;
Và tất cả các khổ
Tịch diệt hết không còn;
Nếu lại biết nh thật,
Dấu đạo của dứt khổ,
Ý giải thoát đầy đủ,
Tuệ giải thoát cũng vậy,
Có thể vợt các khổ,
Cứu cánh được giải thoát.